image banner
TVT: Du lịch sinh thái Đầm Thị Tường điểm đến lý tưởng của du khách
Màu chữ

Đầm Thị Tường được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên khá lý tưởng. Thời gian qua, có rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh tìm đến Đầm Thị Tường để thưởng ngoạn cảnh đẹp thơ mộng và thưởng thức những món đặc sản được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất và con người Cà Mau. 

Đầm Thị Tường nằm ở khu vực giáp ranh giữa 2 huyện Trần Văn Thời và Phú Tân, có chiều dài hơn 10km, chỗ rộng nhất gần 2km, với tổng diện tích mặt nước khoảng 700ha. Về tự nhiên, đầm Thị Tường được tạo nên bởi  phù sa bồi lắng của sông Mỹ Bình và sông Ông Đốc cùng nhiều kênh, rạch khác đổ ra; đầm gồm 3 phần chính: đầm trên, đầm dưới và đầm giữa. Về truyền thuyết, đầm Thị Tường còn được nhiều người gọi là Đầm Bà Tường (Bà Tường là một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau). Theo truyện kể, Đầm Bà Tường là dấu tích nơi Bà Tường đã dũng cảm xua đuổi đàn chim trời do chúa Hổ phái đến để lấy đá lấp biển. Chúa Hổ làm như vậy là do ngài hận vua Thuỷ tề, không gả con gái cho mình. Cảm kích trước công đức của Bà Tường, người dân nơi đây mới gọi đầm này là Đầm Bà Tường.


Do có điều kiện tự nhiên khá đặc biệt, nên Đầm Thị Tường được coi là cảnh đẹp rất thơ mộng, nhất là khi được ngắm cảnh bình minh trên đầm hoặc lúc chiều tà. Đến Đầm Thị Tường mọi người được tận hưởng không khí trong lành, bởi những làng gió mát lạnh, mang theo hơi nước từ mặt đầm bốc lên. Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (Hai Hùng) ở ấp Tân Lập, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời có thời gian gắn bó với đầm khá lâu (hơn 20 năm nay), cộng với công việc làm ăn ổn định và tính tình cởi mở, mến khách nên được mọi người biết đến (nhiều người còn gọi ông Hai Hùng là “Vua đầm”). Mặc dù chưa phải là nơi cung cấp dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, nhưng do căn nhà của ông Hùng khá rộng rãi, cộng với được cất ngay trên mặt đầm nên thời gian qua gia đìng ông Hai Hùng được nhiều du khách chọn làm điểm dừng chân, mỗi khi có dịp đến thăm Đầm Thị Tường. Ông Nguyễn Văn Hùng ở ấp Tân Lập, xã Phong Lạc cho biết: từ đầu năm đến nay, có gần 100 đoàn khách ghé thăm gia đình tôi, bà con đến từ các nơi như: Bạc Liêu, Cần Thơ, các tỉnh Tây Nguyên, thậm chí có đoàn đến từ Hà Nội; nhiều đoàn còn nghỉ đêm ở đây luôn.

 


Đến Đầm Thị Tường, du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp thơ mộng, mà còn được thưởng thức những món đặc sản tươi sống do người dân địa phương khai thác tại chỗ như: tôm, cua, sò huyết, và các loại cá nước lợ. Ngoài giá trị về văn hóa, du lịch, Đầm Thị Tường còn có ý nghĩa về lịch sử, là khu căn cứ cách mạng trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc nên thời gian gần đây lượng khách đến thăm đầm ngày một tăng lên. Hiện tại, tuyến đường nhựa từ UBND xã Phong Lạc về ấp Tân Lợi, nối liền với Đầm Thị Tường đang trong giai đoạn sắp hoàn thành, đây là điều kiện thuận lợi để du khách đến thăm và ngắm cảnh đẹp của đầm


Ngoài gia đình ông Hai Hùng, hiện nay Đầm Thị Tường còn có một vài điểm làm dịch vụ du lịch khác, nhưng chất lượng và nguồn lực còn hạn chế nên chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách. Từ đó, chưa tạo được ấn tượng để du khách tiếp tục trở lại lần sau. Ông Nguyễn Văn Hùng ở ấp Tân Lập, xã Phong Lạc cho biết thêm: bây giờ nếu nhà nước hỗ trợ cho phát triển du lịch tôi sẽ mở ra làm ăn lớn hơn, chứ thời gian qua khách đi thăm khu căn cứ Tỉnh ủy ở Xẻo Đước tiện đường họ mới ghé đây luôn. So với những năm trước, mấy năm gần đây khách đến đầm nhiều lắm.


Ông Trần Văn Ky ở ấp Tân Phong, xã Phong Điền nhận xét về tiềm năng du lịch Đầm Thị Tường như sau: Đầm Thị Tường rất có tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch sinh thái, bà con tới đây trước là để thưởng thức cảnh đẹp của đầm, sau đó sẽ được ăn những món hải sản tươi sống và tìm hiểu thêm về đời sống của người dân ven đầm cũng như lịch sử truyền thống cách mạng qua 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của các thế hệ đi trước.


Để Đầm Thị Tường thật sự là điểm đến du lịch lý tưởng của du khách và đáp ứng sự kỳ vọng của những người phương xa tìm đến thăm đầm. Thiết nghĩ, thời gian tới các ngành liên quan, chính quyền và người dân địa phương cần có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái Đầm Thị Tường một cách hợp lý, nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế do thiên nhiên ban tặng cho vùng đất và con người Cà Mau.

HCM

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thống kê truy cập
  • Tất cả: 1
 

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Huyện Trần Văn Thời

Cơ quan quản lý Trang TTĐT: Văn phòng HĐND&UBND Huyện Trần Văn Thời 

Chịu trách nhiệm: Bà Phan Kim Bía, Trưởng Ban biên tập Trang thông tin điện tử Huyện Trần Văn Thời

Địa chỉ: Khóm 09, thị trấn Trần Văn Thời, Huyện Trần Văn Thời

Điện thoại: 0290 389 65 93 - Fax: 0290 389 62 68

Email: huyentranvanthoi@camau.gov.vn - Facebook: www.facebook.com/tintvt

Tải ứng dụng tại đây

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready