image banner
Tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trên quê hương anh hùng Trần Văn Thời
Màu chữ

Huyện Trần Văn Thời được thiên nhiên ưu đãi, giống như đồng bằng Sông Cửu Long thu nhỏ. Có rừng tràm bạc ngàn, có cây đước vươn khơi; có hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ, nước phèn và nước mặn; có đầy đủ các loài thủy sản nước ngọt và nước mặn; có nhiều động vật hoang dã quý hiếm, nhiều giống vật nuôi, cây ăn quả và hoa quả; có rừng, có biển, có hòn và đồng lúa mênh mông; có các lễ hội Nghinh ông truyền thống đã được lưu truyền gần 01 thế kỷ qua, có 05 di tích cấp quốc gia, 02 di tích cấp tỉnh cùng nhiều loại hình văn hóa độc đáo của cộng đồng 03 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer; đặc biệt, đây là xứ sở của nghệ nhân văn hóa dân gian Nguyễn Long Phi (Bác Ba Phi)... đây là tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch mà không phải địa phương nào cũng có.

Những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở huyện Trần Văn Thời đã có nhiều khởi sắc. Nhiều gia đình xác định đây là nghề nghiệp chính của gia đình và những người chung quanh.


Điển hình như điểm du lịch sinh thái Mười Ngọt, ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc. Gần 20 năm về trước nơi đây là mãnh đất hoang sơ, nhờ làm tốt việc quảng bá và văn hóa ứng xử trong giao tiếp nên điểm du lịch này thu hút khá đông du khách khắp mọi miền cả nước; một số đặc sản khá độc đáo đã trở thành thương hiệu như: Mật ong, cá đồng, lươn, rắn, ong non…du khách đến đây được trãi nghiệm trên những chiếc xuồng xuyên rừng, trực tiếp câu cá, đặt lợp, gác kèo ong, thưởng thức các món ăn đặc sản vùng ngọt hóa và vui thú với loại hình nghệ thuật "Đờn ca tài tử" Nam bộ. Chiều về tận mắt thấy những đàn chim về tổ, đêm về nghe tiếng thú rừng gọi bạn mà lòng nao nao khó tả.


Đến với T19, địa bàn ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, nằm trong khu vực Làng Rừng Vồ Dơi đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Đường vào T19 phẳng phiêu được nhà nước đầu tư xây dựng hơn 4 năm về trước, hầu hết những gia đình sống trên tuyến lộ này đều có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp, hoa kiểng, cây xanh, cây ăn trái, hoa màu mơn mởn, như mời gọi khách ngàn phương.


Hộ kinh doanh du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của ông Tư Tuấn, là một trong số những người đi đầu làm du lịch ở đây. Ông tận dụng đất vườn, dựng nên căn chòi nằm giữa ao nuôi cá, khu vườn trồng hoa màu, bông súng, chuối; đất rừng gác kèo ong. Mô hình du lịch của ông gồm: Ẩm thực, câu cá, ăn ong, trái cây, tham quan rừng tràm bằng võ lãi, hái bông súng…đây là mô hình hái ra tiền cho gia đình ông.


Cách đó không xa, là mô hình kinh doanh du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của ông Bùi Văn Nhiệm. Giống như hộ ông Tư Tuấn, nhưng địa thế ở đây thuận lợi hơn, mặt bằng khang trang, khung cảnh sạch đẹp hơn. Hàng tuần vào các ngày nghỉ, đều có đơn đặt hàng qua điện thoại của du khách từ các tỉnh phía Nam, nhiều lúc quá tải nên phải từ chối đơn đặc hàng.


Nằm cạnh Ban Quản lý Vườn Quốc gia U Minh hạ, ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi là điểm dừng chân của ông Huỳnh Khánh Lập. Điểm dừng chân này rất thuận lợi để khách du lịch dừng chân, ăn uống, nghỉ ngơi. Hiện ông đã đầu tư nhà nghỉ chân thoáng mát, sạch đẹp, xây dựng chòi ẩm thực, có quầy bán sản phẩm đặc trưng như: Mật ong, các loài hải sản nước ngọt; đã trồng cây ăn trái, hoa kiểng, nuôi cá, gác kèo ong…


Dự kiến trong thời gian tới sẽ xây dựng thêm nhà thủy tạ trên ao cá; trồng thêm hoa kiểng, bông súng, hình thành mô hình tham quan xuyên rừng bằng phương tiện phà.


Rời hệ sinh thái nước ngọt và nước phèn, đến với đầm nước lợ có Nhà sàn trên sông Đầm Thị Tường của ông Hai Hùng được mệnh danh là Vua Đầm. Với ưu thế nhà sàn giữa sông Đầm, hàng ngày có hàng chục, có khi hơn 100 du khách đến trãi nghiệm, câu cá và ăn uống; các món ăn ở đây chủ yếu là các loài hải sản nuôi trên sông Đầm. Tuy nhiên do khu vực này nằm trong diện giải tỏa để xây dựng theo quy hoạch nên không dám đầu tư để nâng cấp và mở rộng nhà sàn.


Cách đó không xa có hộ gia đình ông Trần Văn Sal, nằm ven sông Đầm Thị Tường. Giống như ông Hai Hùng, điểm du lịch của ông Sal cũng thu hút khá đông du khách; các nóm ăn là những hải sản trên sông Đầm và từ ao nuôi. Ông Sal đã xây dựng chòi thủy tạ phục vụ câu cá, ăn uống và đờn ca tài tử; hiện ông đang xây dựng bờ kè, dự kiến xây dựng nhà hàng, xây dựng con đường đi vào lộ nhựa; trồng cây ăn trái, cây đước, hoa kiểng, cây xanh; đặc biệt là tạo thêm mô hình du thuyền trên sông Đầm bằng phương tiện xuồng chèo.


Du lịch nói chung, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nói riêng từ lâu đã là nhu cầu không thể thiếu của nhiều người; đây là ngành công nghiệp không khói, là thu nhập chính của nhiều quốc gia, dân tộc. Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là một su thế tất yếu, tạo ra chuỗi giá trị liên doanh liên kết giữa các vùng, miền, do đó ai cũng có thể làm du lịch.

HCM

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thống kê truy cập
  • Tất cả: 1
 

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Huyện Trần Văn Thời

Cơ quan quản lý Trang TTĐT: Văn phòng HĐND&UBND Huyện Trần Văn Thời 

Chịu trách nhiệm: Bà Phan Kim Bía, Trưởng Ban biên tập Trang thông tin điện tử Huyện Trần Văn Thời

Địa chỉ: Khóm 09, thị trấn Trần Văn Thời, Huyện Trần Văn Thời

Điện thoại: 0290 389 65 93 - Fax: 0290 389 62 68

Email: huyentranvanthoi@camau.gov.vn - Facebook: www.facebook.com/tintvt

Tải ứng dụng tại đây

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready