image banner
Trần Văn Thời - mảnh đất chứa đựng nhiều "trầm tích" hứa hẹn một tương lai tươi sáng
Màu chữ

Được thành lập vào ngày 05/5/1950, huyện Trần Văn Thời nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, là một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh Cà Mau về khai thác thủy sản, phát triển nông nghiệp và nuôi cá đồng.

Huyện có trên 34 km bờ biển, có điều kiện phát triển nghề khai thác thủy sản trên biển. Trong đó, cửa biển sông Ông Đốc rộng, sâu, ít gió bão, thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão và thực hiện các dịch vụ hậu cần nghề cá. Huyện Trần Văn Thời có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn và 11 xã. Thời Pháp thuộc, địa bàn này vẫn là một phần nhỏ của quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn này vốn là quận Sông Ông Đốc thuộc tỉnh An Xuyên  gồm 3 xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây và Phong Lạc.

Trãi qua 02 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc Đảng bộ và Nhân dân huyện Trần Văn Thời đã anh dũng kiên cường lập nên nhiều chiến công vang dội, được phong tặng danh hiệu: Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hòa bình lập lại, Đảng bộ và Nhân dân huyện Trần Văn Thời đoàn kết một lòng vượt qua mọi khó khăn thách thức, chung sức chung xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc.

Huyện Trần Văn Thời được thiên nhiên ưu đãi, giống như đồng bằng Sông Cửu Long thu nhỏ. Có rừng tràm bạc ngàn, có cây đước vươn khơi; có đầy đủ các loài thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn; có nhiều động vật hoang dã quý hiếm, nhiều giống vật nuôi, cây ăn quả và hoa quả; có rừng, có biển, có hòn và đồng lúa mênh mông; có 06 di tích cấp quốc gia, 04 di tích cấp tỉnh cùng nhiều loại hình văn hóa độc đáo của cộng đồng 03 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer.

Nằm trải dài bên dòng sông Ông Đốc với 2 hệ sinh thái mặn - ngọt. Vùng ngọt hóa chuyên canh trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái, nuôi cá đồng, có nhiều đặc sản quý hiếm như mật ong, khô bổi, chuối khô, đậu xanh; nơi đây hình thành một số làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Nghề gác kèo ong đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề vá lưới, nghề đan đác, nghề làm khô, làm mắm...

Chiều tà trên Hòn Đá Bạc.

Hòn Đá Bạc thơ mộng ghi dấu chiến công vang vội CM 12, phá tan âm mưu lật đổ chính quyền của bọn Việt Nam phục quốc do Lê Quốc Tý và Mai Văn hạnh cầm đầu, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. Ngày nay điểm du lịch này mỗi năm đón hàng chục ngàn du khách thập phương về chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiêng nhiên và tìm hiểu lịch sử di tích được xây dựng trên hòn. Tại Hòn Đá Bạc còn có những dấu tích do thiên nhiên ban tặng hàng ngàn năm qua đó là "Dấu chân tiên", "Bàn tay tiên"; Nơi đây còn có Lăng thờ cá Ông, được tổ chức trang nghiêm vào ngày 23/5 âm lịch hàng năm, là tục lệ truyền thống lâu đời của ngư dân vùng biển.

Văn nghệ chào mừng tại Lễ công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Sông Đốc là đô thị loại 4.

Lễ hội Nghinh Ông truyền thống của ngư dân vùng biển thị trấn Sông Đốc được tổ chức vào trung tuần tháng 2 âm lịch hàng năm đã được duy trì gần 100 năm qua. Những ngày này cửa biển sông Ông Đốc sôi động hẳn lên bởi hàng ngàn du khách thập phương hội tụ về đây hòa mình vào lễ hội Nghinh Ông. Đến với Lễ hội, du khách dễ dàng ra khơi cùng đoàn tàu rước cá Ông vào ngày 15/2 âm lịch. Khi đó du khách sẽ được hòa mình vào biển cả bao la; đến với bầu trời vào xuân trong veo, từng cánh hải âu chao liệng trong không gian cao vút; hàng ngàn con tàu đánh bắt thủy sản cùng đồng hành với hàng chục ngàn du khách tiến xa ra biển đón linh hồn cá Ông về với Lăng Ông. Vào các ngày diễn ra lễ hội, ngư dân có dịp tỏ lòng tri ân đối với vị “Thần cá” đã từng chống chọi với bảo tố giữa biển khơi bao la, liều mình cứu lấy sinh linh của ngư dân gặp nạn, thực hư thế nào chưa rỏ nhưng đây là truyền thuyết mang tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

Đoàn tàu ra khơi rước cá ong ngày 15/2 âm lịch hàng năm.

Cũng chính trên quê hương Trần Văn Thời, nghệ nhân văn hóa dân gian Nguyễn Long Phi (Bác Ba Phi) đã về đây lập nghiệp từ thời khai hoang lập ấp và sáng tạo nên nhiều câu chuyện kỳ thú để tiếng cười còn động mãi với thời gian. Bác Ba Phi thuộc lớp hậu duệ của những tiền nhân đi khai mở đất rừng U Minh. Cả quãng đời, mà đặc biệt là thời tuổi trẻ của Bác Ba Phi, là quá trình khai phá đất rừng U Minh nguyên sinh, vốn rất hào phóng mà cũng lắm khắc nghiệt. Với tinh thần khai phá, tính lạc quan yêu đời, thế giới quan của ông hiện ra thật sinh động và đáng yêu.

Những câu chuyện kể của ông, truyện nào cũng mang lại cho người nghe trước hết là tiếng cười sảng khoái, mượt mà âm sắc trào lộng, rất đặc hiệu Ba Phi, đồng thời nó còn ẩn chứa tính hào hùng của lớp người đi mở đất, tính cách đặc trưng Nam Bộ, lòng yêu thương thiên nhiên và con người.

Bác Ba Phi đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận danh hiệu Nghệ nhân văn hóa dân gian; Khu lưu niệm nghệ nhân văn hóa dân gian Nguyễn Long Phi (Bác Ba Phi) đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hiện nay, khu nhà và mộ phần của Bác Ba Phi được các ngành chức năng của tỉnh Cà Mau lập quy hoạch xây dựng thành khu du lịch văn hóa và lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Đặc biệt, huyện Trần Văn Thời là nơi đã từng che chở cố Tổng Bí thư Lê Duẩn cùng các vị tiền bối cách mạng của Trung ương Cục miền Nam về đây hoạt động trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại ấp Đòn Dong, xã Khánh Lộc. Di tích lịch sử cấp Quốc gia này đã được tỉnh đầu tư xây dựng vào năm 2019.

Nơi có rừng đặc dụng Vồ Dơi, có rừng tràm bạt ngàn, nằm trong khu dự trữ sinh quyển của thế giới; là nơi lập ra Làng rừng trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Nhiều cán bộ lãnh đạo của tỉnh và trung ương cũng xuất thân từ hoạt động tại làng rừng Vồ Dơi. Với những chiến công vang dội của làng rừng Vồ Dơi, năm 2019 Làng rừng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Dưới táng rừng tràm Làng rừng Vồ Dơi.

Tại cửa sông Ông Đốc sầm uất, đã từng chứng kiến sự kiện quan trọng của đất nước không nơi nào có được đó là nơi chuyến tàu tập kết ra Bắc cuối cùng vào năm 1955. Sự kiện này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 2016. Hiện nay, huyện đang đề xuất các cơ quan chức năng của tỉnh sớm đầu tư xây dựng Tượng đài sự kiện Chuyến tàu cuối cùng tập kết ra Bắc năm 1955.

Tại trung tâm thị trấn Sông Đốc, Lăng Ông Nam Hải đã xây dựng từ năm 1925, được tôn tạo, trùng tu và nâng cấp nhiều lần, trở thành một di tích lịch sử văn hóa tôn kính, một biểu tượng tinh thần cao đẹp của ngư dân và ngành ngư nghiệp tỉnh Cà Mau nói chung, của huyện Trần Văn Thời nói riêng. Nằm cách cửa sông Ông Đốc 17 hải lý có cụm đảo Hòn chuối được Trung ương Đoàn chọn làm Đảo Thanh niên.

Giáp ranh với huyện Cái Nước và Phú Tân có Đầm Thị Tường mênh mong sông nước, đầy ắp cá tôm, là khu đầm tự nhiên do thiên nhiên ban tặng lớn nhất và đẹp nhất đồng bằng Sông Cửu Long. Mỗi năm thu hút hàng nghìn khách du lịch thập phương đến tham quan thưởng ngoạn. Theo truyền thuyết dân gian, cái tên Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau. Theo người xưa kể, tuy là phận nữ nhi nhưng Bà Tường rất dũng cảm, bà đã xua đuổi bầy chim trời do chúa Hổ phái đến để lấy đá lấp biển. Chúa Hổ làm như vậy là do ngài hận vua Thuỷ tề, không gả con gái cho mình. Dấu tích nơi bà Tường xua đuổi bầy chim đến nay vẫn còn. Nhờ vậy mà đầm ngày một đông đúc các loài thủy sản, là nguồn lợi khai thác rất phong phú của những người dân địa phương. Cảm vì công đức ấy của bà, người dân nơi đây lấy tên bà đặt cho cái đầm này.

Hoàng hôn về trên Đầm Thị Tường.

Với bề dầy truyền thống cách mạng, được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật trù phú, nhiều cảnh vật phong phú, quê hương Trần Văn Thời là nơi tạo ra nhiều nguồn cảm xúc sáng tác của các văn nghệ sỹ. Có hàng chục tác giả trong và ngoài tỉnh đã sáng tác hàng trăm ca khúc, tác phẩm sân khấu, tranh, ảnh nghệ thuật thời sự, tác phẩm văn học ca ngợi vùng đất và con người Trần Văn Thời, qua đó cổ vũ tinh thần cho cán bộ và nhân dân trong huyện lập thêm nhiều thành tích mới.

Cầu treo dân sinh Rạch Rách qua sông Ông Đốc về Trung tâm huyện.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện; Đảng bộ và nhân dân huyện Trần Văn Thời đã và đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý, tạo bước đột phá phát triển nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển những ngành sản xuất và dịch vụ có tiềm năng lợi thế, có giá trị gia tăng cao; giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, văn hoá - xã hội, y tế, giáo dục; ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể; chủ động ứng phó với tác động xấu của thiên tai và biến đổi khí hậu; đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh; thực hiện văn hoá trong tham gia giao thông. Tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.

 

HCM

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thống kê truy cập
  • Tất cả: 1
 

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Huyện Trần Văn Thời

Cơ quan quản lý Trang TTĐT: Văn phòng HĐND&UBND Huyện Trần Văn Thời 

Chịu trách nhiệm: Bà Phan Kim Bía, Trưởng Ban biên tập Trang thông tin điện tử Huyện Trần Văn Thời

Địa chỉ: Khóm 09, thị trấn Trần Văn Thời, Huyện Trần Văn Thời

Điện thoại: 0290 389 65 93 - Fax: 0290 389 62 68

Email: huyentranvanthoi@camau.gov.vn - Facebook: www.facebook.com/tintvt

Tải ứng dụng tại đây

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready