image banner
Làng biển Sông Đốc
Màu chữ

Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời nằm ở phía tây tỉnh Cà Mau và cách thành phố Cà Mau khoảng 50km. Với lợi thế của nghề khai thác biển truyền thống, từ lâu thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời đã trở thành làng biển lớn và năng động của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
 


Một góc phố biển Sông Đốc. Ảnh: Huỳnh Lâm.


Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời nằm ở hạ nguồn sông Ông Đốc và tiếp giáp với vịnh Thái Lan hay còn gọi biển Tây, nơi tập trung lượng tàu thuyền khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển đông đảo nhất khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi lại, vào thế kỷ thứ 18, sông Ông Đốc có tên gọi là Khoa Giang. Sau sự kiện năm Quý Mão (1783), khi bị hùng binh Tây Sơn Nguyễn Huệ truy đuổi, Nguyễn Ánh cùng gia tộc chạy về vùng đất phương Nam, đến cửa Khoa Giang, nhờ có tướng Đốc Huỳnh liều mình cứu cho Nguyễn Ánh thoát chết. Sau đó, sông Khoa Giang được đổi tên sông Ông Đốc cho đến bây giờ. Về sau, nhiều người đọc trại thành Sông Đốc và đó cũng là tên gọi của thị trấn miền quê biển này.

Ngày 10/02/1955, cửa biển sông Ông Đốc trở thành nơi ghi dấu lịch sử cách mạng, là nơi chứng kiến, tiễn đưa chuyến tàu cuối cùng đưa cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
 


Cửa biển sông Ông Đốc. Ảnh: Huỳnh Lâm.


Với lợi thế của nghề khai thác biển truyền thống của mình, thị trấn Sông Đốc trở thành một cửa biển sầm uất và sôi động nhất của khu vực. Nghề khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển của Sông Đốc hiện đứng vào hàng lớn nhất nước. Toàn thị trấn Sông Đốc có gần 2.000 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản, với hơn 20.000 ngư dân thường xuyên ra vào cửa biển làm ăn, mua bán. Mỗi năm, Sông Đốc khai thác được hơn 100.000 tấn thủy sản các loại. Tại đây, đã hình thành nhiều dịch vụ hậu cần nghề cá như nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, đại lý thu mua nguyên liệu thủy hải sản, nhà máy sản xuất nước đá, cơ sở kinh doanh xăng dầu. Riêng các nghề truyền thống như đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, đan lưới, vá lưới, làm cá khô, tôm khô, mực khô... phát triển rất mạnh.
 


Nghề vá lưới ở Sông Đốc. Ảnh: Tấn Điệp.

 
Thị trấn Sông Đốc cùng với thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) và thành phố Cà Mau hợp thành 3 đô thị động lực của tỉnh Cà Mau. Với lợi thế, tiềm năng phát triển, Sông Đốc đã trở thành trung tâm kinh tế biển, là đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế trong tương lai. Đây là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị ven biển Tây, với vai trò được khẳng định là trung tâm đa năng, tổng hợp phía Tây của vùng, là vị trí cửa ngõ hành lang giao thông thủy quốc gia, thông với biển Tây.
 


Lễ hội nghinh Ông của ngư dân Sông Đốc. Ảnh: Tấn Điệp.

 
Tại khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời có Lăng Ông Nam Hải (dân gian thường gọi là lăng Ông Sông Đốc). Lăng Ông Nam Hải – Sông Đốc xây dựng từ năm 1963, được tu bổ, sửa chữa nhỏ vào năm 1990. Hàng năm, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 2 (âm lịch), người dân Sông Đốc tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất trang nghiêm, thành kính, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Đây là lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông, thể hiện nét văn hóa truyền thống đặc trưng của ngư dân miền biển Sông Đốc.

Ngày 25/7/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định xếp hạng Lăng Ông Nam Hải – Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Từ làng biển thị trấn Sông Đốc, du khách có thể tham quan các danh thắng nổi tiếng khác như Vườn quốc gia U Minh Hạ, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, tuyến du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển Tây, Đầm Thị Tường, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, Khu lưu niệm nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (Bác Ba Phi) ở Kênh Ngang, ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời. Khu lưu niệm này đã được UBND tỉnh Cà Mau công nhận di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Năm 2012, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời được Bộ Xây dựng công nhận trở thành đô thị loại IV.

Năm 2017, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận là thị trấn đảo.

 


Hòn Chuối nhìn từ cửa biển sông Ông Đốc. Ảnh: Huỳnh Lâm.

 
Làng biển Sông Đốc hoạt động nhộn nhịp nhất vào những ngày vô con nước, khi các phương tiện ghe, tàu từ ngoài biển vào cập bến để bán hải sản, chuẩn bị ngư cụ, xăng dầu, nước đá, lương thực… phục vụ cho những chuyến ra khơi tiếp theo.

Do mới được đánh bắt từ biển vào và bán trực tiếp tại các bến nên hải sản ở đây luôn tươi ngon, có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn và đủ sức níu chân du khách.

Chiều xuống, du khách có thể dạo quanh nơi phố biển để ngắm nhìn từng đoàn tàu đang hối hả ra vào cửa biển. Hấp dẫn hơn, du khách có thể chụp ảnh lưu niệm cùng với hoàng hôn đang dần dần lặn xuống biển Tây. Đêm xuống, du khách có thể trải nghiệm làng biển về đêm bên những căn nhà sàn để hứng từng ngọn gió mát lành và nghe tiếng rì rào của biển cả.

Kết thúc chuyến hành trình về nơi phố biển Sông Đốc, du khách có thể đến tham quan các cơ sở thu mua, chế biến hải sản, sản xuất cá khô, mực khô, tôm khô và có thể mua một ít đặc sản của xứ biển này về làm quà tặng cho bạn bè và người thân.

Nếu xuất phát từ thành phố Cà Mau, du khách có thể đi bằng xe ô tô riêng, xe buýt hoặc tàu cao tốc khoảng hơn một giờ đồng hồ là đến nơi.
                               

Diễm Phương
HCM

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thống kê truy cập
  • Tất cả: 1
 

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Huyện Trần Văn Thời

Cơ quan quản lý Trang TTĐT: Văn phòng HĐND&UBND Huyện Trần Văn Thời 

Chịu trách nhiệm: Bà Phan Kim Bía, Trưởng Ban biên tập Trang thông tin điện tử Huyện Trần Văn Thời

Địa chỉ: Khóm 09, thị trấn Trần Văn Thời, Huyện Trần Văn Thời

Điện thoại: 0290 389 65 93 - Fax: 0290 389 62 68

Email: huyentranvanthoi@camau.gov.vn - Facebook: www.facebook.com/tintvt

Tải ứng dụng tại đây

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready