image banner
Tát đìa
Màu chữ

Đồng đất Cà Mau từ lâu vốn rất nổi tiếng với nghề nuôi cá đồng truyền thống. Như thường lệ, khi chân ruộng bắt đầu cạn nước, cá rút vào đìa trú ẩn thì người nông dân bắt đầu tát đìa để thu hoạch cá đồng. Đây là phương pháp thu hoạch cá đồng khá phổ biến và có truyền thống từ lâu đời của nông dân Cà Mau.
 

Xuống máy tát đìa. Ảnh: Huỳnh Lâm.


Trước đây, hầu hết nông dân Cà Mau dùng gàu vai để tát đìa nhưng phải tốn nhiều thời gian, công sức và hiệu quả không cao. Những khẩu đìa lớn, chủ đìa phải bố trí 2 – 3 sòng (mỗi sòng 2 - 3 người) để tát gàu vai nhưng phải tát suốt 2 – 3 ngày đêm mới cạn đìa. Về sau, khi khoa học kỹ thuật phát triển, nông dân Cà Mau bỏ dần gàu vai và chuyển sang sử dụng máy móc để tát đìa. Cách làm này, thời gian bơm nước và tát khô đìa nhanh hơn, giải phóng được một phần đáng kể công sức lao động của con người.

Trước khi xuống máy tát đìa, chủ đìa phải đắp các họng đìa để ngăn nước; rào đăng các họng đìa không cho cá phóng đi; dọn cỏ xung quanh và nhổ chà đìa để dễ tát nước và bắt cá. Phần lớn người dân vùng nông thôn Cà Mau đều có nhiều “khẩu” đìa. Một “khẩu” đìa có “giang” (một ao, một phần đìa), mỗi “giang” có chiều rộng từ 4 đến 10 mét, dài từ 20 đến 40 mét. Do đó, để kịp tát khô đìa và bắt cá trong ngày thường chủ đìa xuống máy và tiến hành bơm nước từ chiều hôm trước. Đến sáng sớm hôm sau đìa bắt đầu khô nước và tiến hành bắt cá.

Trong quá trình bơm nước tát đìa, ở phần quạt bơm được gắn ổ bội (khung che chắn) không cho cá đi vào bị cánh quạt chặt đứt, làm chết và hư cá. Những loại cá nhỏ hơn như cá sặc, cá bổi, cá rô, cá lóc loại nhỏ… cũng có thể chui vào ổ bội này và bị máy hút thổi lên sòng (nơi vòi nước bơm lên trên). Tuy nhiên, để thu hoạch cá lên sòng, chủ đìa thường bố trí vài em nhỏ để canh bắt cá lên sòng.
 

Bắt cá đìa.


Khi tát khô đìa là tiến hành bắt cá. Cá sau khi bắt được khẩn trương rửa sạch để tránh cá bị ngợp chết. Đồng thời, chủ đìa tiến hành phân loại cá cân (cá đủ trọng lượng) để bán cho thương lái; cá dạt (cá chưa đủ trọng lượng) thả lại nuôi làm giống hoặc làm mắm, làm khô.

Sản phẩm thu được khi tát đìa ở Cà Mau chủ yếu là cá lóc, cá dầy, cá trê, cá rô, cá bổi, cá sặc, thác lác, rùa, rắn….  Các loại cá lóc, trê, rô chủ yếu bán cá tươi cho các thương lái. Riêng cá bổi thì làm khô, cá sặc thì làm mắm.

Thông thường mỗi khi tát đìa là cả xóm đến bắt phụ mà người dân Cà Mau gọi là “bắt cá vần công”. Thanh niên trai tráng thì khiêng máy, bắt cá, gánh cá, rửa cá, cân cá; phụ nữ thì nấu cơm, làm cá, muối cá, phơi khô. Đến khi nhà khác tát đìa thì nhà này lại đi làm trả công. Sau khi bắt cá đìa vần công, người bắt cá, làm cá vần công thường được chủ nhà cho 5 đến 10 kg cá và trứng cá để ăn; cho đầu cá, lòng cá để nấu lấy dầu….
 

Cá đìa sau khi bắt được đưa lên để rửa sạch và phân loại. Ảnh: Huỳnh Lâm.


Sau khi bắt xong cá, nếu đìa có nhiều bùn và bị cạn dần, chủ đìa thường dùng máy tát đìa để “sên đìa” (nạo vét, hút bùn cho sạch đáy ao) để mùa sau cá đồng tiếp tục về trú ẩn.

Tát đìa thu hoạch cá đồng là một trong những công việc rất nặng nhọc của nghề nuôi cá đồng ở Cà Mau. Người thợ tát đìa thường phải khiêng máy móc, ống bơm đi hàng trăm mét mới đến nơi “khẩu đìa” cần tát; người dọn cỏ, nhổ chà thì phải trầm mình nhiều giờ dưới nước lạnh; người bắt cá đìa thì mình mẩy, mặt mày lấm lem, đầy bùn đất, có khi bị gai cá đâm đau nhức; người kéo cá, khiêng cá, rửa cá thì lúc nào cũng oằn vai gánh nặng; người làm cá phải ngồi một chỗ có khi gần suốt một ngày thì mới xong việc... Kết thúc ngày tát đìa thì hầu như những người tham gia “vần công” đều rất mệt nhọc. Do đó, chủ đìa thường chọn những con cá lóc to nhất, ngon nhất để nấu cháo nước cốt dừa, nấu canh chua; cá rô, cá dầy thì nướng trui; cá bổi thì kho lạt… để bồi dưỡng cho thợ tát đìa và anh em, bà con chòm xóm đến “vần công”.
 

Đinh Đằng
HCM

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thống kê truy cập
  • Tất cả: 1
 

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Huyện Trần Văn Thời

Cơ quan quản lý Trang TTĐT: Văn phòng HĐND&UBND Huyện Trần Văn Thời 

Chịu trách nhiệm: Bà Phan Kim Bía, Trưởng Ban biên tập Trang thông tin điện tử Huyện Trần Văn Thời

Địa chỉ: Khóm 09, thị trấn Trần Văn Thời, Huyện Trần Văn Thời

Điện thoại: 0290 389 65 93 - Fax: 0290 389 62 68

Email: huyentranvanthoi@camau.gov.vn - Facebook: www.facebook.com/tintvt

Tải ứng dụng tại đây

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready