image banner
Nghề khai thác biển
Màu chữ

Tỉnh Cà Mau có 3 mặt giáp biển, với chiều dài 254 km bờ biển, có ngư trường rộng trên 100.000 km2, có nhiều nguồn lợi thủy sản nên nghề khai thác thủy sản trên biển rất phát triển. Có thể nói, nghề khai thác biển đã có từ lâu đời và gắn bó với ngư dân vùng ven biển Cà Mau.
 

Chiều trên cửa biển sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: Huỳnh Lâm.


Theo nhiều tài liệu còn lưu giữ, nghề khai thác biển ở Cà Mau được hình thành từ một số di dân đi khẩn hoang, mở đất, lập nghiệp trên vùng đất này. Lúc đầu, do nhu cầu cuộc sống, mưu sinh, ngoài việc cấy lúa, trồng màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, khai thác lâm sản, cá đồng, một số lưu dân đã tự phát mở rộng ngành nghề khai thác, đánh bắt trên biển. Trước năm 1975, khai thác thủy sản đóng vai trò phụ, mang tính tự cấp, tự túc. Phần lớn phương tiện khai thác biển có trọng tải và công suất nhỏ, chỉ khai thác được ở vùng biển gần bờ. Trong đó, tập trung ở một vài cửa biển chính như Ông Đốc, Rạch Tàu, Rạch Gốc và Gành Hào. Mùa vụ chính của nghề khai thác biển của ngư dân tại các cửa biển này là vào những ngày hội cá đường (vào các tháng 3, 4, tháng 6 đến tháng 8). Tập tính của cá đường về hội thường có tốc độ bơi chậm, di chuyển vòng tròn rồi nhích dần vào bãi cạn. Chúng đi từng tốp rồi kết bè dày đặc. Thỉnh thoảng chúng lại nổi lên mặt nước theo mồi làm dậy sóng một vùng biển. Vừa đi, cá đường vừa phát ra tín hiệu “cục, cục, cục” và ở cách xa hàng trăm mét người ta vẫn nghe rất rõ. Khi phát hiện được cá đường hội, ngư dân các cửa biển đánh trống hoặc túc còi để báo hiệu cho nhau. Thế là ngư dân các các cửa biển này huy động tất cả các loại lưới thả đại vào bầy cá rồi sau đó nhảy xuống biển, bơi theo cá, dùng dao chích lưới, ôm cá vào lòng mổ bụng và giật lấy bóng bóng (do bong bóng cá đường có giá trị kinh tế cao) cột vào lưng, xác cá đường cứ thả trôi trong dòng nước biển.

Riêng tại các cửa biển nhỏ (do ảnh hưởng của chiến tranh) hầu hết bị phù sa bồi lắp, không được nạo vét nên phương tiện khai thác biển rất thô sơ, nhỏ lẻ. Chủ yếu là hành nghề lưới rê, đáy, nò… ở ven bờ.
 

Lễ hội nghinh Ông của ngư dân sông Ông Đốc. Ảnh: Huỳnh Lâm.


Sau năm 1975, nhất là sau cơn bão số 5 năm 1997, nghề khai thác biển ở Cà Mau bị thiệt hại nặng nề về người và phương tiện. Trước tình hình trên, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đã quan tâm đầu tư phát triển nghề khai thác biển của các tỉnh Nam Bộ. Riêng tỉnh Cà Mau được đầu tư thực hiện dự án “đánh bắt xa bờ” và “khắc phục sau bão số 5 năm 1997”. Từ 2 dự án này, nghề khai thác biển ở Cà Mau đã phát triển vượt bậc. Đến cuối năm 2016, tỉnh Cà Mau có 4.563 phương tiện khai thác biển, với tổng công suất 581.099 CV. Trong đó, có 3.256 phương tiện có công suất từ 20 CV trở lên. Nhiều tàu của ngư dân đã vươn khơi và khai thác, đánh bắt được vài ngày trên biển. Các ngành nghề khai thác chủ yếu như cào, lưới vây, câu mực, ốc mực, lưới rê… và đạt năng suất, sản lượng cao. Nhiều hộ ngư dân ở các cửa biển sông Ông Đốc, Khánh Hội, Cái Đôi Vàm, Rạch Tàu, Rạch Gốc…đầu tư, đóng mới nhiều phương tiện khai thác biển và đã trở thành tỉ phú từ nghề biển. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm, phát triển các ngành nghề dịch vụ hậu cần nghề cá, đóng mới sửa chữa tàu thuyền, cung cấp nguồn nguyên liệu đáng kể cho thị trường thực phẩm trong nước và chế biến xuất khẩu.

Để khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, ngư dân tỉnh Cà Mau đã đầu tư đóng mới nhiều tàu thuyền và được trang bị các thiết bị hiện đại như máy định vị, tầm ngư… Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng cho nghề khai thác biển như Cảng cá Cà Mau, Cảng cá sông Ông Đốc, Cảng cá Hòn Khoai và nhiều khu neo đậu đậu, trú bão cho các tàu thuyền.

Ngư dân hành nghề khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển ở Cà Mau rất tín ngưỡng và coi trọng các tín ngưỡng dân gian như thờ cúng xác cá Ông. Ngư dân Hòn Đá Bạc, Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) đều có lập miếu và thờ cúng bộ xương cá Ông. Riêng ngư dân thị trấn sông Ông Đốc, (huyện Trần Văn Thời) vào các 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hàng năm đều có tổ chức lễ hội nghinh Ông truyền thống để cầu cho biển lặng, gió hòa, quốc thái dân an, ngư dân ra khơi may mắn, đánh bắt cá tôm được an hòa.

Lễ hội nghinh Ông Sông Đốc được UBND tỉnh quyết định công nhận là một trong 40 di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh để các ngành, địa phương bảo tồn, phát huy các giá trị và thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật.
 

Diễm Phương
HCM

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thống kê truy cập
  • Tất cả: 1
 

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Huyện Trần Văn Thời

Cơ quan quản lý Trang TTĐT: Văn phòng HĐND&UBND Huyện Trần Văn Thời 

Chịu trách nhiệm: Bà Phan Kim Bía, Trưởng Ban biên tập Trang thông tin điện tử Huyện Trần Văn Thời

Địa chỉ: Khóm 09, thị trấn Trần Văn Thời, Huyện Trần Văn Thời

Điện thoại: 0290 389 65 93 - Fax: 0290 389 62 68

Email: huyentranvanthoi@camau.gov.vn - Facebook: www.facebook.com/tintvt

Tải ứng dụng tại đây

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready