image banner
No title... No title... No title... No title... No title...
Đồng bào Khmer vui lễ Sen Dolta
Màu chữ

Hàng năm cứ vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 là đồng bào dân tộc Khmer tất bật chuẩn bị lễ Sen Dolta. Là một trong những Lễ lớn nhất của cộng đồng người Khmer sau tết Chôl Chnăm Thmây, nhằm tưởng nhớ đến công ơn bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.

Lễ Sen Dolta được bắt nguồn từ tín ngưỡng xa xưa của người dân tại phum sóc Khmer trước khi Phật giáo Nam tông du nhập miền nam Việt Nam. Nam Bộ vốn là vùng đất ngập nước, cư dân thường di chuyển bằng ghe, xuồng và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng lúa nước. Trong truyền thống canh tác lúa mùa trước đây, bà con bắt đầu xuống giống từ đầu năm, khi bắt đầu mùa mưa theo Khmer lịch cho đến khi mùa Đôn Ta đến cũng là lúc hoàn thành mùa gieo cấy. Rảnh tay khỏi việc đồng áng, đồng bào Khmer thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi ông bà, cha mẹ ở xa và dâng tặng những món quà quê, cây nhà lá vườn như bánh trái, hoa quả...

Ông Huỳnh Văn Mác – Trưởng Ban quản trị Chùa Tam Hiệp, xã Trần Hợi cho biết: “Theo tiếng Khmer, từ “Sen” có nghĩa là cúng, còn “Dol” có nghĩa là bà, “Ta” nghĩa là ông. Lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer có ý nghĩa như lễ vu lan báo hiếu thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã khuất. Dịp lễ này, luôn được bà con đồng bào dân tộc Khmer chuẩn bị hết sức chu đáo. Thông thường, mỗi gia đình sẽ cử 1 hoặc 2 thành viên đến hỗ trợ nhà chùa làm những công việc chuẩn bị cho ngày lễ như: treo cờ phướn, dọn cỏ, quét dọn khuôn viên tháp đựng cốt, sơn phết tháp…; Các gia đình cũng tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ và chuẩn bị nhiều món ăn truyền thống để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Tùy theo điều kiện kinh tế từng nhà, mỗi người sẽ có cách chuẩn bị khác nhau nhưng lễ vật thường có điểm chung đều là những món ăn bình dị, gần gũi mang đặc trưng của người Khmer Nam bộ”.

“Mặc dù không diễn ra tưng bừng, náo nhiệt như Tết mừng năm mới Chôl Chnăm Thmây, lễ Sen Dolta có phần trầm lắng, nhưng mang đậm những sắc thái tín ngưỡng đặc trưng văn hóa của người Khmer Nam Bộ, thể hiện truyền thống “Cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong 3 ngày lễ Sen Dolta ngoài cúng ở nhà, mọi nghi thức quan trọng đều diễn ra tại chùa. Dưới mái chùa chung của cả phum, sóc, mọi người đều hướng lòng thành kính về Đức Phật, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và đặt hy vọng vào những điều tốt đẹp”. Ông Huỳnh Văn Mác – Trưởng Ban quản trị Chùa Tam Hiệp, xã Trần Hợi cho biết thêm.

Năm nay, lễ Sen DolTa của đồng bào dân tộc Khmer huyện Trần Văn Thời tưng bừng và sung túc hơn. Ông Huỳnh Thanh Bình – Trưởng ấp Kinh Đứng B, xã Khánh Hưng thông tin: “Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện tốt các chính sách, nên hầu hết bà con đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn ấp có bước phát triển khá, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn”.

Nhờ thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã giúp cho bộ mặt nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer trên địa bàn Huyện Trần Văn Thời không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh hàng năm, diện mạo vùng đồng bào dân tộc ngày càng được khởi sắc.

Ông Huỳnh Văn Hiền, ở ấp Kinh Đứng B, xã Khánh Hưng chia sẻ: “Thực hiện chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, vợ chồng tôi tích cực tăng gia sản xuất, mỗi năm gia đình thu nhập trên 200 triệu đồng từ làm 2 vụ lúa, trồng hoa màu và kết hợp với chăn nuôi. Vợ chồng tôi tích luỹ cất được căn nhà khang trang trị giá gần 1 tỷ đồng”.

Ông Huỳnh Văn Mác – Trưởng Ban quản trị Chùa Tam Hiệp, xã Trần Hợi thông tin thêm: “Sen Dolta là lễ mang màu sắc tín ngưỡng dân gian xen lẫn tôn giáo, chứa đựng nhiều yếu tố tích cực. Lễ thể hiện truyền thống đạo lý “cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang tính nhân văn và giáo dục đạo đức sâu sắc. Bên cạnh đó, qua nội dung của lễ làm cho gia đình sum họp, đầm ấm; thắt chặt tình đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau”.

Lễ Sen Dolta là dịp để mọi người gặp gỡ, thăm hỏi, bàn bạc, trao đổi chuyện tương lai. Qua đó làm cho tình thân tộc, nghĩa gia đình đầm ấm, thắt chặt tình đoàn kết trong phum sóc. Đồng thời, còn mang một ý nghĩa sâu sắc là sự gắn kết tình làng nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết giữa đồng bào Khơme với các dân tộc khác.

Anh-tin-bai

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thống kê truy cập
  • Tất cả: 1
 

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Huyện Trần Văn Thời

Cơ quan quản lý Trang TTĐT: Văn phòng HĐND&UBND Huyện Trần Văn Thời 

Chịu trách nhiệm: Bà Phan Kim Bía, Trưởng Ban biên tập Trang thông tin điện tử Huyện Trần Văn Thời

Địa chỉ: Khóm 09, thị trấn Trần Văn Thời, Huyện Trần Văn Thời

Điện thoại: 0290 389 65 93 - Fax: 0290 389 62 68

Email: huyentranvanthoi@camau.gov.vn - Facebook: www.facebook.com/tintvt

Tải ứng dụng tại đây

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready